6 giải pháp xây dựng văn hóa sáng tạo cho công ty

0 nhận xét
Hầu hết các công ty có tốc độ phát triển nhanh đều lấy văn hóa sáng tạo làm nền tảng và động lực phát triển cho mình. Thương trường ngày càng khốc liệt và cạnh tranh ngày càng tàn nhẫn. Do đó, tìm ra phương hướng cụ thể để xây dựng một nền văn hóa sáng tạo là hoạt động cần thiết nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh và tồn tại của mỗi công ty.

Sáng tạo là công cụ uy lực giúp giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả và là yếu tố quyết định thành công. Một nghiên cứu năm 2010 trên 1.500 CEO cho thấy các nhà lãnh đạo đánh giá khả năng sáng tạo đứng ở vị trí số 1 trong các nhân tố quyết định thành bại của bất kì cá nhân, tổ chức nào.

Xây dựng văn hóa sáng tạo không quá khó nhưng lại đem đến cho doanh nghiệp những kết quả bất ngờ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đa số các công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên giá trị này. Sau đây là một số biện pháp giúp doanh nghiệp phát triển và sử dụng hiệu quả sức sáng tạo.

1. Khơi nguồn đam mê

Khuyến khích sự sáng tạo không đồng nghĩa với việc thưởng tiền cho các sáng kiến.
Đam mê là nhân tố cơ bản nhất thúc đẩy con người sáng tạo. Mỗi phát minh vĩ đại, mỗi đột phá trong y học hay một kỷ lục mới mà con người đạt được đều bắt nguồn từ đam mê.

Với một đội ngũ nhân viên giàu nhiệt huyết, công ty bạn sẽ đạt được bất kỳ thành tựu nào đã đặt ra. Nếu không có niềm vui và đam mê công việc, nhân viên của bạn chẳng khác nào những robot làm việc vô hồn.

Tuy nhiên, chỉ có đam mê thôi thì chưa đủ, điều cốt yếu là phải hướng đam mê đó tới một mục đích nhất định. Steve Jobs muốn , Pixar muốn tái định nghĩ ngành công nghiệp phim họat hình. Mục tiêu phải là của mục tiêu của chính bạn. Theo đuổi mục tiêu mà ai đó đặt ra hoặc lấy mục tiêu của ai đó mà bạn ngưỡng một để làm đích đến cho mình dễ khiến bạn mất phương hướng. Mục tiêu càng lớn, càng có ý nghĩa thì càng truyền được lửa cho nhân viên.

2. Khen ngợi các ý tưởng mới

Hầu hết các công ty đều gắn vào nhiệm vụ của mình mục tiêu đổi mới. Tuy nhiên, sự sáng tạo và liều lĩnh thường bị đánh giá thấp. Các hình thức khen thưởng và khuyến khích tuy đa dạng nhưng ít khi được áp dụng linh hoạt. Tuy nhiên khuyến khích sự sáng tạo không đồng nghĩa với việc thưởng tiền cho các sáng kiến. Khen thưởng chỉ là bước khởi đầu, về lâu dài, cơ hội nghề nghiệp và sự công nhận (của lãnh đạo, đồng nghiệp, khách hàng) mới là động lực thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó, một môi trường làm việc thuận lợi mới chính là phần thưởng lớn nhất cho nhân viên của bạn.

3. Trao quyền chủ động cho nhân viên

Chúng ta ai cũng muốn kiểm soát cuộc sống của chính mình. Nhà quản lý càng có tâm lý thích kiểm soát mọi thứ. Theo một nghiên cứu Đại học Harvard 2008, có một sự tương quan trực tiếp giữa những người có khả năng làm chủ mọi hoạt động với khả năng sáng tạo. Một nhân viên luôn răm rắp làm theo lệnh của sếp chắc chắn không phải là một nhân viên sáng tạo. Nới rộng quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm sẽ giúp nhân viên chủ động, mạnh dạn đưa ra những sáng kiến trong công việc đồng thời tích cực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Trao quyền tự chủ cũng đồng nghĩa với củng cố lòng tin giữa sếp và nhân viên, tăng sự tự tin, tính tự lập cho nhân viên. Điều này cũng góp phần minh bạch hóa trách nhiệm giữa các bộ phận trong công ty, giữa nhân viên và sếp.

4. Chấp nhận mạo hiểm

Netflix là công ty nổi tiếng với văn hóa sáng tạo. Công ty này cho phép nhân viên tự do sáng tạo mà không lo sếp hay đồng nghiệp khác phán xét và đánh giá. Công ty yêu cầu nhân viên "Mạnh dạn chia sẻ những gì bạn nghĩ, ngay cả khi điều đó gây tranh cãi. Hãy chấp nhận rủi ro một cách thông minh. Làm việc rụt rè, nêu ý kiến nhát gừng không phù hợp với các giá trị mà công ty chúng tôi đặt ra".

Một bài học khác: Một công ty phần mềm ở Boston phát cho nhân viên 2 tấm thẻ “giải thoát” mỗi năm. Các thẻ này cho phép chủ sở hữu mạo hiểm thực hiện các ý tưởng có tính rủi ro cao mà không phải chịu hậu quả nếu ý tưởng đó thất bại. Tổng kết cuối năm, thành viên nào chưa sử dụng hết thẻ sẽ phải giải trình lý do. Đây là cách tuyệt vời để khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và thử nghiệm.

5. Vượt qua nỗi sợ thất bại

Nhiều công ty e ngại họ sẽ gây ra sai lầm nếu đổi mới. Làm theo các quy tắc và đi theo lối mòn là lựa chọn an toàn nhưng sẽ không giúp bạn đột phá trên đường đua. James Dyson, nhà sáng chế ra máy hút bụi đã làm hỏng hơn 5000 phiên bản máy trước khi thành công. Trên thực tế, thành công và kết quả của một chuỗi những sai lầm và thất bại.

Các nhà sáng tạo vĩ đại và thành đạt không phải ai cũng thông minh hơn hoặc tài năng hơn người. Họ có một điểm chung là sự nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt qua sự sợ hãi , chấp nhận thất bại và tiếp tục cố gắng. Những người này không để cho thất bại dập tắt sự tò mò và trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của họ.

Vượt qua thất bại là chấp nhận thử thách và trải nghiệm với tinh thần “được ăn cả ngã về không”. Quan trọng là bạn học được gì từ bài học kinh nghiệm rút ra. Nếu không đổi mới, doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua trên thương trường khắc nghiệt.

7. Đa dạng hóa môi trường làm việc

Ziba - Công ty tư vấn hàng đầu ở Portland đã nỗ lực tận dụng giá trị của lực lượng lao động đa quốc tịch. Công ty có 120 nhân viên đến từ 18 quốc gia và nói 26 ngôn ngữ khác nhau. Sohrab Vossoughi - Chủ tịch công ty khẳng định: " Sự đa dạng khơi nguồn tính sáng tạo”.
Sự đa dạng đa dạng về kinh nghiệm làm việc, tôn giáo, quốc tịch, sở thích, quan điểm chính trị, chủng tộc, tuổi tác, sở thích tạo ra một môi trường năng động thúc đẩy mọi người làm quen, hội nhập với cái mới, dễ dàng chấp nhận những khác biệt.

Công ty có một chương trình cho phép nhân viên dành ba tháng thực sự làm việc trong các bộ phận khác nhau ngoài chuyên môn chính của mình. Những trải nghiệm này tiếp thêm tiếp nhiên liệu cho sự sáng tạo. Sự gặp gỡ của những quan điểm và kinh nghiệm khác nhau sẽ hình thành những ý tưởng mới. Giải pháp này vừa tạo cơ hội cho nhân viên phát huy sức sáng tạo đồng thời củng cố các mối quan hệ, tạo ra môi trường làm việc cởi mở, thoải mái dù có nhiều khác biệt.

0 nhận xét: