7 gợi ý tìm kiếm khách hàng

0 nhận xét

Sản phẩm, dịch vụ tốt sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu doanh nghiệp không có đủ số khách hàng mà họ cần. Cái gì là khó nhất khi bắt tay vào kinh doanh? Đối với nhiều người câu trả lời có lẽ là "tìm kiếm khách hàng".

Dưới đây là một số gợi ý có thể có ích cho doanh nghiệp khi tìm kiếm khách hàng.

1. Có mặt trên con đường của khách hàng

customer_targetHãy quan tâm đến những đối tượng có thể trở thành khách hàng lý tưởng. Doanh nghiệp không thể một mình "giành lấy cả thiên hạ", vì vậy hãy nghiên cứu đặc điểm các nhóm khách hàng, so sánh với khả nǎng đáp ứng của doanh nghiệp và quyết định chọn nhóm khách hàng mục tiêu để lập kế hoạch chinh phục.

2. Quan tâm tới những khách hàng có quan hệ rộng

Báo chí là nguồn cung cấp các thông tin quan trọng về khách hàng tiềm nǎng. Doanh nghiệp cần quan tâm đến tin về những người mới được thǎng chức, những người đã giành được các giải thưởng, những người đã mới mở tiệm kinh doanh, hoặc những người theo bất kì cách nào có thể sẽ trở thành khách hàng tiềm nǎng. Hãy gửi tới những người đó những bức thư cá nhân để họ biết về lợi ích của những gì mà doanh nghiệp có thể mang lại.
Doanh nghiệp cần cố gắng để có mặt tại các cuộc gặp mặt mà những người đó sẽ đến. Khi gặp họ hoặc gửi thư cho họ, hãy để họ biết rằng doanh nghiệp đã đọc những thông tin về họ và chúc mừng họ về thành công hoặc hãy đề cập đến sự thú vị của những bài báo viết về họ. Nếu doanh nghiệp khiến những người trên trở thành khách hàng của mình, doanh nghiệp có cơ hội được biết đến nhiều hơn.

3. Chú ý đến các sự kiện

Hãy liên lạc với những người tổ chức và đề nghị đưa sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp vào tham gia như là một phần thưởng trong sự kiện đó. Tham gia các cuộc mít tinh hay các cuộc hội thảo mà các khách hàng tương lai của doanh nghiệp có lẽ sẽ tham dự. Khách hàng tương lai biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau. Họ càng nghe thường xuyên về doanh nghiệp bao nhiêu thì họ càng quan tâm tới những gì doanh nghiệp cung cấp khi họ sẵn sàng mua bấy nhiêu.

4. Cho ít để nhận được nhiều hơn

Hãy tặng những khách hàng tiềm nǎng các sản phẩm mẫu hay mời họ sử dụng miễn phí để giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó yêu cầu họ kể với bạn bè nếu họ thấy hài lòng. Hoặc hãy mời các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên có ích thiết thực cho khách hàng.
Tất nhiên, những lời khuyên đó phải liên quan đến việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể gửi những mẩu thư thông báo có kèm theo những lời gợi ý hay một vài thông tin tư vấn cho khách hàng tiềm nǎng của mình.

5. Hãy hình dung là không có con đường nào khác nữa để đi đến thành công

Điều này xem ra không phù hợp khi doanh nghiệp cần có nhiều hy vọng để tiến lên. Nhưng thực tế nhiều khi nghiệt ngã hơn những gì chúng ta nghĩ và doanh nghiệp cần đặt ra những điều kiện khó khǎn hơn những điều kiện lý thuyết. Một trong những mẹo giành chiến thắng trong cách chiến tranh của Hàn Tín là dồn quân vào chỗ khó khǎn nhất để họ thấy rằng không còn con đường nào khác ngoài chiến đấu hết sức và giải thoát chính mình.

6. Dùng quảng cáo nhỏ thay vì những quảng cáo lớn

Đừng lập kế hoạch vung tiền qua cửa sổ bằng một quảng cáo lớn. Tốt hơn hãy xây dựng kế hoạch quảng cáo nhỏ để sử dụng trong thời gian dài trên nhiều xuất bản phẩm mà các đốl thủ của doanh nghiệp đang quảng cáo ở đó. Sự nhắc lại sẽ làm cho tên tuổi của doanh nghiệp trở nên quen thuộc. Và vì theo tính toán của các chuyên gia makerting, khách hàng chỉ ghi nhớ hình ảnh, tên... của doanh nghiệp khi họ đọc, nhìn, xem ít nhất 3 lần ngoại trừ quảng cáo của của doanh nghiệp cực kì ấn tượng. Nếu doanh nghiệp chọn quảng cáo trên những Trang Vàng, hãy đặt quảng cáo trong nhiều loại đề mục khác nhau.

7. Xin những ý kiến phản hồi

Đừng cho rằng những người từ chối sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp là không có ích. Giống như quả địa cầu, nếu ta biết mặt này là phía đông thì tất yếu mặt ngược lại là phía tây. Nếu khách hàng không mua sản phẩm của doanh nghiệp, hãy xin họ giúp trả lời cho bạn một số câu hỏi. Từ đó hãy nhanh chóng lập một kế hoạch khắc phục những hạn chế của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Hãy liên lạc trở lại với người đã cho bạn những câu trả lời và tặng họ sản phẩm hoặc mời họ sử dụng dịch vụ mà bạn đã chỉnh sửa. Một lần nữa hãy xin họ những ý kiến, nếu là những ý kiến tốt hãy sử dụng cùng với địa chỉ người cung cấp trong các quảng cáo của doanh nghiệp.
Theo tạp chí Doanh nhân

0 nhận xét: